Line Line book book

Kinh nghiệm giáo dục KNS

Xu hướng học tập thế kỷ 21

Xu hướng học tập thế kỷ 21

1.  Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng. 
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. 

Đối với chính phủ Mỹ, ngay cả Tổng thống Mỹ cũng phải thốt lên “Tôi kêu gọi cả nước Mỹ chúng ta…hãy chuẩn hóa giáo dục và sử dụng hệ thống kiểm tra đánh giá thế nào để không chỉ yêu cầu học sinh điền đúng thông tin, hay chọn câu trả lời đúng, mà còn phải dạy cho họ các kỹ năng của thế kỷ 21, như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kinh doanh và sáng tạo.”

2.  Thế kỉ 21 còn được thời đại kỹ thuật số của những công nghệ hiện đại.
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. 

Bước sang thế kỷ 21, người ta nhắc nhiều đến “Giáo dục số hóa trong nền kinh tế tri thức – Education for a digital world”. Việc ứng dụng ICT trong giáo dục những năm đầu thế kỷ 21 được coi là cuộc cách mạng thứ 3 liên quan đến việc sử dụng ICT trong tiếp nhận và phân bổ thông tin.

3.  Thế giới ở thế kỉ 21 trở nên “phẳng” với xu thế toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại. 
Kỷ nguyên mới của Thời tri thức, thời đại của công nghệ số, của sự liên kết công dân toàn cầu, của máy tính bảng, của điện thoại thông minh, của Thế Giới Phẳng với các nền văn hóa pha trộn lẫn nhau;  điển hình là câu chuyện của điện thoại thông minh Samsung, được thiết kế tại Hàn Quốc, phần mềm Android từ California, linh kiện được mua từ Trung Quốc, lắp ráp tại Bắc Ninh, và được bày bán trên các cửa hàng điện thoại trên toàn thế giới.
"Toàn cầu hóa đã làm nảy sinh vấn đề mới cấp bách, đó là trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để thành công trong thế kỷ 21". - Thomas Friedman 

Qua đây cho thấy, dạy kỹ năng sống nói chung và kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh đang là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi nền giáo dục nước nhà có những thay đổi cần thiết trong nội dung và phương pháp truyền thụ kiến thức. Thay đổi để có những lứa học sinh ra trường vững vàng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo…, đáp ứng tốt nhất sự phát triển bền vững và mạnh mẽ của đất nước trong tương lai. 

4.  Vai trò không thể thiếu của mô hình giáo dục công – tư
Theo Ông Lim Een Hong, Giám đốc điều hành Công ty Eduspec Holdings Berhad (Malaysia): “Tôi khẳng định rằng mô hình giáo dục công là rất quan trọng. Nhưng mô hình giáo dục công – tư, tức PPP còn quan trọng hơn. Chính phủ Mỹ và Anh đều coi trọng mô hình PPP. Khối tư cung cấp tài chính cho khối công hoạt động. Ấn Độ cung đã áp dụng PPP và thành công ngoài sức tưởng tượng. Hiện ở Ấn Độ, 40% là trường tư. Áp dụng PPP, đưa công nghệ thông tin vào trường học, Ấn Độ đã nhanh chóng biến thành nước lớn nhất thế giới về sản xuất phần mềm. Học sinh Ấn Độ rất giỏi về phần mềm. Người nghèo Ấn Độ còn nhiều, nhưng học sinh của họ thì đã phổ cập công nghệ thông tin, phổ cập kỹ năng máy tính.”
Về kỹ năng giáo dục thế kỷ 21, chúng ta phải hướng học sinh sử dụng công nghệ thông tin một cách hữu ích. Nhưng trước hêt, giáo viên phải được đào tạo. 
Để thực hiện được kỹ năng giáo dục thế kỷ 21 thì phải đầu tư lớn, do đó, phải có sự kết hợp công – tư. 

5.  Giáo dục Việt Nam trước xu thế phát triển của thế kỷ 21 
Trước bối cảnh chung của thế giới thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng đường lối, chính sách về giáo dục Kỹ năng sống, ứng dụng CNTT trong giáo dục để định hướng nền giáo dục nước nhà phát triển bắt kịp đúng xu thế thông qua các văn bản:

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Công văn số 463/BGDĐT-GDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/1/2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX;

Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/9/2015 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 – 2016; 

6.  Công ty Phát triển Giáo dục Quốc tế GAIA đi đầu trong xu thế phát triển của giáo dục thế kỷ 21
Căn cứ trên bối cảnh của thế giới, xu hướng phát triển của giáo dục và chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo; Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục quốc tế GAIA (Viết tắt GAIA CORP) xây dựng các đề án cung cấp giải pháp giáo dục: giáo dục kỹ năng sống dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT và các phương pháp giáo dục tiên tiến (dạy học dự án, thuyết đa trí thông minh, …)

Bình luận bài viết